VACXIN ZONA ĐÃ CÓ Ở ĐA KHOA NGỌC MINH
Ai sẽ bị mắc zona?
- Hơn 90% người trưởng thành từ 30–39 tuổi và gần như tất cả những người từ 40 tuổi trở lên ở các quốc gia và khu vực thuộc Châu Á-Thái Bình Dương có huyết thanh VZV dương tính, vì vậy có nguy cơ mắc bệnh zona. Ước tính cứ 3 người thì có 1 người sẽ mắc bệnh zona trong đời.
Yếu tố nguy cơ mắc zona cao hơn?
- Lão hóa miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc zona, đặc biệt từ 50 tuổi. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh nền như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, cơ xương khớp….cũng có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn.
Zona ảnh hưởng thế nào đến bạn?
- Đau do zona cấp tính hoặc là triệu chứng gây ảnh hưởng nhất cho người bệnh, được mô tả như bị điện giật, kim đâm qua da, bỏng nước sôi hoặc đau như gãy xương sườn và các biện pháp điều trị giảm đau hiện nay chưa tối ưu. Trong đó, một số người bệnh sẽ mắc cơn đau dai dẳng hơn, gọi là biến chứng đau thần kinh do zona có thể gặp từ 5-30% người mắc bệnh.
- Bên cạnh đó, zona mắt cũng thường gặp ở 10– 25 % bệnh nhân và có thể dẫn đến mất thị lực trong một số trường hợp.
- Bệnh zona còn ảnh hưởng đến các bệnh nền như làm tăng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kém kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ sau mắc zona.
- Nếu bạn hoặc người thân đã trên 50 tuổi, nên gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp dự phòng bệnh zona.
- Hiện nay, Shingrix (vắc xin zona do hãng GSK-Bỉ sản xuất) đã có ở Việt Nam cũng như đã có mặt ở Phòng Khám Đa Khoa Ngọc Minh.
Vậy những đối tượng nào cần tiêm vắc xin z ona, tiêm khi nào, tiêm ở đâu và tiêm bao nhiêu lần?
Đối tượng nào cần tiêm:
- Người lớn > 50 tuổi: tiêm 2 liều, cách nhau 2 đến 6 tháng
- Người lớn > 19 tuổi có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc điều trị: 2 liều (có thể tiêm liều thứ 2 sau liều đầu tiên từ 1 đến 2 tháng)
- Shingrix không giới hạn độ tuổi tối đa và có thể được tiêm cùng lúc với các loại vacxin khác như cúm, phế cầu, bạch hầu – ho gà – uốn ván, tuy nhiên, phải tiêm ở các vị trí khác nhau.
Đối tượng mắc bệnh lý nền có nên tiêm Shingrix?
- Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ nhiễm zona cao hơn ở những bệnh nhân có bệnh lý nền:
- Ở nhóm hô hấp: 41% cao hơn ở bệnh nhân COPD và 24% cao hơn ở bệnh nhân hen phế quản (suyễn)
- Ở nhóm tim mạch: 34% cao hơn
- Ở nhóm bệnh đái tháo đường: 38% cao hơn
- Ở nhóm bệnh tự miễn: gấp 2-5 lần ở bệnh nhân vảy nến và 2,9 lần bệnh nhân viêm khớp tự miễn
- Vì vậy, người lớn có hệ thống miễn dịch yếu và không có tiền sử bệnh thủy đậu, nên tư vấn Bác sĩ để tiêm phòng thủy đậu hoặc Zona
Nếu đã bị Zona hay thuỷ đậu thì có nên tiêm ngừa Shingrix?
- Shingrix cũng có thể được chỉ định ngay cả khi bạn đã bị bệnh Zona hoặc đã tiêm vacxin thủy đậu
- Nếu trước đây bạn từng bị bệnh Zona, Shingrix có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Không có qui định thời gian cụ thể sau bị Zona bao lâu có thể tiêm Shingrix nhưng khuyến cáo hãy đảm bảo đã qua giai đoạn phát ban do Zona.
- Thủy đậu và bệnh Zona có liên quan với nhau vì chúng được gây ra bởi cùng một loại virus (varicella-zoster). Sau khi một người khỏi bệnh thủy đậu, virus vẫn ở trạng thái không hoạt động trong cơ thể. Nó có thể tái hoạt động nhiều năm sau đó và gây ra bệnh Zona. Có thể tiêm Shingrix cho dù bạn có nhớ mình đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đây hay không.
Đối tượng không nên tiêm Shingrix
- Đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vacxin hoặc sau khi tiêm một liều Shingrix.
- Đang bị Zona.
- Đang mang thai.
- Đang bị bệnh ở mức độ vừa hoặc nặng (có sốt hoặc không sốt)
Vacxin Zona an toàn và hiệu quả
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy hồ sơ an toàn của vắc xin Shingrix chấp nhận được.
Hiệu lực ngăn ngừa zona và các biến chứng của zona cao, kể cả với người lớn tuổi
Shingrix hiệu quả 97% ở người lớn từ 50 đến 69 tuổi, 91% ở người trên 70 tuổi có hệ thống miễn dịch bình thường.
Ở người có hệ miễn dịch suy giảm do thuốc hay do bệnh lý, vắc xin có hiệu lực bảo vệ từ 68%.
Vắc xin Shingrix đã chứng minh hiệu lực bảo vệ cao duy trì lên đến 11 năm sau khi tiêm vắc-xin.
Shingrix có thể có tác dụng phụ gì?
Shingrix có thể gây ra các phản ứng sau tiêm, tuy nhiên, hầu hết các phản ứng này mức độ nhẹ đến trung bình và tự giới hạn trong 2-3 ngày.
- Đau đau nhẹ hoặc vừa phải cánh tay
- Đỏ và sưng ở nơi tiêm
- Mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, run rẩy, sốt, đau bụng hoặc buồn nôn
- Có ghi nhận hội chứng Guillain-Barré (GBS) xảy ra sau khi dùng Shingrix, tuy nhiên tỉ lệ mắc GSB không khác biệt so với nhóm dân số chung.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau liều Shingrix đầu tiên hoặc thứ hai hoặc cả hai liều, thường gặp ở người trẻ tuổi hơn và các triệu chứng tự biến mất sau khoảng 2 đến 3 ngày. Nếu quá đau, có thể uống Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
Hãy đến với Phòng khám Ngọc Minh – Hotline: 1800.8074 để được tư vấn dự phòng zona và các vắc xin cần thiết cho người lớn.
Giá thành: 3.849.000